Bạn thử tưởng tượng ở trên lớp giáo viên nói suốt và học sinh chỉ nghe (hoặc không nghe) thì tiết học sẽ như thế nào? Tuy nhiên từ nói nhiều, nói liên tục để giảm nói trên lớp nhường cho học sinh được nói nhiều hơn cũng phải có cách.

7 cách làm cho bạn nói ít đi và học sinh nói nhiều hơn trên lớp

Bạn thử tưởng tượng ở trên lớp giáo viên nói suốt và học sinh chỉ nghe (hoặc không nghe) thì tiết học sẽ như thế nào? Tuy nhiên từ nói nhiều, nói liên tục để giảm nói trên lớp nhường cho học sinh được nói nhiều hơn cũng phải có cách.

Nhiều giáo viên phàn nàn rằng học sinh không bao giờ chịu phát biểu. Chúng quá trật tự. Chúng ngồi đó và không nói gì cả. Tôi phải làm thế nào? Làm thế nào?

Có một vài nguyên nhân giải thích tại sao học sinh quá trật tự, nhưng điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Bạn sẽ làm gì? Sẽ nói thật nhiều, thật nhiều như thể bạn là ngọn nguồn của mọi cảm hứng đam mê, như thể không có bạn lớp học sẽ chết trong sự "im lặng"?
Đừng làm vậy, đây là con đường tồi tệ nhất mà bất cứ giáo viên nào cũng dễ sa vào. Bạn sẽ trở thành một giáo viên tuyệt vời nếu bạn nói ít, và học sinh có cơ hội nói nhiều hơn. Và chắc chắn bạn không muốn học sinh của mình đến lớp chỉ để nghe bạn nói, phải không? Vì thế, đây là 7 "mẹo nhỏ" sẽ giúp bạn nói ít hơn và làm tăng thời gian nói của học sinh mà bạn không bao giờ tưởng tượng được bạn có thể làm được như thế.

Hãy cố gắng thử 7 phương pháp này để làm tăng thời gian nói của học sinh.

1. Dành cho học sinh thời gian để trả lời các câu hỏi

Trên thực tế, bạn có thể kỳ vọng tất cả học sinh đưa ra câu trả lời, phản hồi lại nhanh chóng và chính xác không? Xin thưa, điều đó là không thể. Một số học sinh có thể có khả năng bất chợt đưa ra câu trả lời nhanh chóng, nhưng không phải trong trường hợp nào cũng như thế. Một số học sinh cần có thời gian để hiểu và cần một quá trình suy ngẫm điều bạn đã nói/hỏi. Sau đó chúng cần thời gian để đưa ra được câu trả lời đúng. Nếu bạn muốn nói ít và để chúng nói nhiều hơn, bạn phải đưa cho chúng những phút giây, những khoảng lặng vô giá mà chúng cần. Nếu quá khó để bạn chờ đợi, hãy đếm. 5…4…3…2…1 giây. Hoặc nhiều hơn nếu bạn thấy cần thiết. Nó sẽ có những khó khăn cho bạn ở lần thực hiện đầu tiên và cho những học sinh thông minh khác (vì chúng luôn đưa ra câu trả lời nhanh và chính xác). Nhưng hãy tin tôi, khoảng lặng đó là thực sự đáng giá "ngàn vàng".

2. Đừng tự trả lời tất cả từng câu hỏi của chính mình

Bạn đã bao giờ từng dừng lại và nghĩ rằng khi có một học sinh hỏi về một vấn đề, trong khi những học sinh khác có thể biết câu trả lời? Hãy cố gắng thử phương pháp này.

Học sinh 1: Tại sao câu trả lời này sai?

Giáo viên: Mmmm…(nhìn xung quanh lớp học hoặc nhìn trực tiếp vào các học sinh khác).

Học sinh 2: Bởi vì "beautiful" là 1 tính từ dài, bởi vậy so sánh hơn phải là "more beautiful".

Và nó sẽ không phải là "beautiful" khi những học sinh của bạn có thể giúp đỡ những học sinh kém hơn, một giáo viên như bạn sẽ không phải nói thêm một từ nào cả, đúng không?

3. Học sinh làm việc theo nhóm hoặc theo cặp đôi

Khi giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, nghĩa là chúng ta đang diễn một vở kịch mà chỉ có hai vai diễn chính: giáo viên và một vài em học sinh. Nhưng nếu bạn đưa học sinh vào các cặp đôi để diễn các vở kịch đó, hay chỉ đơn giản là đi lại xung quanh để hỗ trợ khi chúng gặp khó khăn. Bạn – một cô giáo thông minh nhất quả đất sẽ nói ít đi, và học sinh sẽ nói nhiều hơn.

Tương tự như thành lập các nhóm làm việc. Bạn có các nhóm để làm một nhiệm vụ học tập, như là cùng nhau viết một câu chuyện hoặc cùng trao đổi, thảo luận…

(Bạn có thể tham khảo những phương pháp dạy học tích cực tại đây).

4. Để học sinh tự đọc và giải thích những nội dung trong bài học

Nếu như nội dung kiến thức đó nằm trong chương trình, sách giáo khoa hoặc phiếu học tập, tại sao bạn phải đọc to chúng lên và giải thích chúng với cả lớp. Nếu chúng thực sự dễ hiểu. Hãy để một học sinh đọc nó trước cả lớp và những học sinh khác giải thích/ nói lại nếu một ai đó trong lớp chưa hiểu. Đó cũng là con đường tốt nhất để giữ gìn niềm vui, sự háo hức, đam mê học tập. Học sinh có được lời giải thích những đơn vị kiến thức rất dễ, giáo viên chỉ bổ sung, giải thích thêm nếu chúng cần.

Học trò "chế ảnh" tặng cô Lê Lan Vân

5. Dùng các câu hỏi mở (opened question) thay thế các câu hỏi CÓ/KHÔNG

Nếu bạn hỏi học sinh các câu hỏi có/không, đó là cơ sở bạn sẽ nhận được từ "có hoặc không" (và thỉnh thoảng là "có thể"). Càng nhiều câu hỏi bạn hỏi học sinh với các từ "ở đâu, tại sao, có thường xuyên không, khi nào…" thì chúng càng phải nói nhiều. Nhưng không dừng lại ở một câu hỏi:

Giáo viên: Em nghe thể loại nhạc nào?

Học sinh 1: Em nghe nhạc Rock.

Giáo viên: Tại sao?

Học sinh 1: Bởi vì em thích nó

Giáo viên: Em nghe nhạc đó ở đâu?

Học sinh 1: Em nghe nhạc rốc ở tất cả mọi nơi: ở nhà, trên xe bus, trên đường đến trường…

Giáo viên (hỏi học sinh 2): Còn em thì sao, Tommy?

Và Tommy sẽ có những ý tưởng hay hơn khi em có thể nói về loại nhạc ưa thích của mình (đây chính là câu hỏi mở).

6. Chỉ nói điều gì cần thiết

Đừng phản hồi lại (nói lại) những gì học sinh đã phát biểu. Đừng tiếp tục ba hoa về ngày cuối tuần hay sở thích cá nhân của bạn. Đừng lấp đầy khoảng trống lặng im bằng cách giáo viên liên tục nói như một cái máy khâu về những điều vô nghĩa. Thật vậy, bạn có thể có một cuộc trò chuyện thư giãn với các học sinh nhưng nên tập trung vào lúc bắt đầu giờ học hoặc cuối buổi học. Đừng để những câu chuyện của bạn làm gián đoạn việc học tập. Trong suốt thời gian trên lớp, hãy cố gắng tập trung sự nỗ lực của bạn để khiến học sinh nói.

7. Đừng nói, mà hãy buộc học sinh phải suy luận ra

Khi chúng ta nói với học sinh câu trả lời, các em sẽ nhanh chóng nhận được nó. Các em hỏi: "Đây là gì?" và bạn nói: "Đó là máy dập ghim". Thật là quá dễ dàng cho tất cả, bao gồm cả bạn. Nếu học sinh không nhớ một từ, hãy để chúng cố gắng suy luận nó và cảm thấy tự do nhận một vài gợi ý về từ đó.

Học sinh: Đó là cái gì?

Giáo viên: Ồ, em muốn nói tới dụng cụ chúng ta sử dụng để ghim các tờ giấy lại với nhau phải không? Nó được gọi là gì nhỉ?

Học sinh: Đó là 1 cái dập ghim.

Đừng để học sinh hỏi "là gì?" nếu bạn đã từng dạy các em trong các giờ học trước. Hãy để học sinh trong lớp nói về nó!

Học sinh 1: Thưa cô...bài toán này áp dụng định lý nào để giải?
Giáo viên: Bạn nào biết điều này không?

Học sinh 2: Thưa cô...có thể áp dụng định lý Vi-et!

Học sinh 1: Định lý Vi-et là gì?
Giáo viên: Chẳng lẽ em không nhớ? Bạn nào nhắc lại cho bạn ấy nào?
..

Liều lượng và nguyên nhân

- Thế nào là đạt được sự cân bằng chính xác???

Một vấn đề đặc biệt quan trọng là tỉ lệ thời gian nói của học sinh ở mức bao nhiêu là lí tưởng? Theo tôi, với những người mới vào nghề, tỉ lệ thời gian nói của thầy và trò nên ở tỉ lệ 50:50 và tỉ lệ phần trăm này nên thay đổi cho đến khi bạn đạt được 30% thời gian nói của giáo viên và 70% thời gian nói là của học sinh. Nghĩa là một giờ học 50 phút thì giáo viên chỉ được nói tối đa là 15 phút mà thôi. Trong những lớp học có nhiều học sinh xuất sắc, tỉ lệ thời gian có thể đạt tầm 10:90. Bạn cần có chiến lược và tỉ lệ riêng cho từng lớp, nhưng trong trường hợp tốt nhất là bạn không nên nói nhiều hơn học sinh của bạn.

Bên cạnh đó, cách thức đơn giản nhất để khiến học sinh nói nhiều hơn là cho các em phản bác/ đưa ra ý kiến cá nhân.

- Tại sao giáo viên không ngừng nói?

Bởi vì chúng ta cảm thấy không thoải mái trong sự im lặng. Bởi vì chúng ta rất dễ để nói và chúng ta thích nói luôn miệng. Chúng ta thấy thật nhàm chán và mất thời gian khi nghe những câu trả lời "dớ dẩn" những cách hiểu "ngô nghê" những nhận xét "chẳng đâu vào đâu" của học trò. Thường thì tôi và cả bạn nữa sẽ nghĩ "thôi để mình tự nói cho nhanh".
Và mỗi ngày tôi phải tự đấu tranh với chính mình. Trước khi mở lời, tôi lại tự hỏi mình: "Mình có thể nói ít đi trong lớp được không?"; "Điều mình nói có thật cần thiết không?"; "Mình có biến thành một thứ sinh vật lạ khi cứ ngày ngày một mình ba hoa trước học trò?".

Và bạn hãy làm như tôi nhé, hãy nói với tôi bạn đã làm nó và thành công như thế nào nhé!